BTS Shelter

Shelter là gì? Hướng dẫn chọn mua BTS Shelter (3C Electric)
1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TELECOMMUNICATIONS SHELTER

- Telecommunications Shelter là một dạng Container lắp ghép sử dụng cho các trạm thu phát sóng (BTS).

- Còn có một số tên gọi khác cho Telecommunications Shelter như: BTS Container, Telecommunications Container, Telecommunications Hausing. Tuy nhiên trong tài liệu này chúng ta thống nhất gọi với tên ngắn gọn là “Shelter”.

Các Shelter mang mã hiệu 3C-SH...W...D... được thiết kế và sản xuất bởi Công ty TNHH Điện – Điện Tử 3C.



2. PHẠM VI SỬ DỤNG VÀ TÍNH PHÙ HỢP CỦA SHELTER

2.1 Ứng dụng cụ thể tại Việt Nam:

- Shelter do 3C sản xuất được sử dụng thay thế cho các nhà xây (theo phương pháp truyền thống) của các trạm thu phát sóng. Shelter có thể được lắp đặt trên hầu hết các địa hình, và đã được các mạng viễn thông lớn tại Việt Nam sử dụng như VIETTEL, G-TEL, EVN, VMS, VINAFONE sử dụng (Tổng đã lắp ráp và đưa vào sử dụng khoảng 5000 trạm).
2.2 Tính phù hợp của Shelter trong các trạm BTS

a/ Khả năng thích nghi với mọi địa hình:

- Do đặc thù là thiết bị tháo lắp toàn bộ nên Shelter có thể lắp được trên mọi địa hình phức tạp nhất (tham khảo phần các quy trình lắp đặt trong tài liệu kèm theo). Đây là một yếu tố khá quan trọng cho việc phủ sóng trên diện rộng của các nhà mạng viễn thông.

b/ Khả năng cách nhiệt, cách ẩm, chống côn trùng:

- Vật liệu cách nhiệt Polyurethan foarm (PU) được bơm trực tiếp với tỷ trọng tiêu chuẩn 40 Kg/m3 vào trong lòng các Panel của Shelter bằng hệ thống khuôn và máy chuyên dụng, tạo thành khối vững chắc có tính cách nhiệt và chịu lực cao. Hệ số chuyền nhiệt của PU ở tỷ trọng 40kg/m3 là 0,021 ÷ 0,003 Kcalo/Mh.

- Độ kín khít của các mối lắp ghép cùng với việc sử dụng Zoăng, đệm Caosu giúp cho Shelter có khả năng cách nhiệt tốt và ngăn được sự trao đổi không khí trực tiếp với môi trường bên ngoài, các ống thông gió đều có màng lọc bụi, lưới chắn côn trùng. Toàn bộ các tấm Panel 3 lớp đều được sử dụng loại Tole mạ mầu sản xuất chuyên dùng cho ngoài trời ( độ bền thiết kế của tole mạ mầu đối với môi trường ngoài trời là 15-20 năm). Phần sắt còn lại tiếp xúc với môi trường mạ kẽm nhúng nóng. Với thiết kế như trên Shelter đạt độ bền 15 năm.

c/ Khả năng chứa đựng thiết bị:

- Nhờ kết cấu khung đế vững chắc cho phép sức chịu tải cho phép của Shelter lên tới 1150kg/m2.


- Với kích thước sử dụng tiêu chuẩn H2520/2470xW2400xD2400 (kích thước trong lòng Shelter, độ nghiêng mái 5% - H=2520/2470), có thể lắp được 6 tủ thiết bị tiêu chuẩn với kích thước H2000/2150xW600xD600/800 (D600/800: Tủ sâu 600mm hoặc 800mm; H2000/2150: Tủ cao 42U hoặc 45U; xem hình minh họa). Chiều cao từ đáy đến thang cáp nằm ngay mép dưới của lỗ Feeder là 2150mm đủ lắp các thiết bị tiêu chuẩn cao nhất 45U. chiều cao từ thang cáp đến nóc shelter 300mm ở đầu thấp nhất và 350mm ở đầu cao nhất, khoảng cách này phù hợp để đi cáp Feeder, cáp điện, đèn chiếu sáng. Hệ thống công tắc, báo cháy lắp ở vách bên trái khi mở cửa Shelter. Hệ thông tủ điện lắp ở vách sau đối diện cửa shelter và cách sàn 400mm ( Tủ điện tich hợp H670xW445xD150).



3. NHỮNG THÔNG SỐ LỰA CHỌN TỐI ƯU

Các thông số lựa chọn mhằm mục đích tối ưu hoá cả về kinh tế lẫn khả năng sử dụng, đã được nhiều chuyên gia về lĩnh vực này đưa ra, cũng như các mạng đã lắp đặt hàng loạt cụ thể như sau:

• Đối với một Shelter cần tích hợp cả hai mạng 2G và 3G, thì phía trong Shelter cần phải chứa được 06 Rack -Tính cho trường hợp lắp thiết bị hoàn toàn độc lập trên mỗi Rack chứa thiết bị (Các Rack này có kích thước chiều cao tối đa là 2100mm, chiều rộng theo chuẩn 19 inches , chiều sâu tối đa 800mm do vậy kích thước 2470x2400x2400 là tối ưu (Thực tế bên trong), vẫn còn lối đi ở giữa hai hàng Rack là 640mm (nếu kể đến việc chỉ 02 Rack tối đa đạt chiều sâu 800mm, còn lại là 600mm – 02 Rack sâu nhất lắp phía trong cùng thì lối đi ở giữa đạt 840mm đủ mang cả Rack khác ra ngoài khi cần sửa chữa lớn), khoảng cách bên hông giữa các Rack, cũng như với thành Shelter vẫn còn 160mm đủ để thao tác. Điều hoà được lắp thẳng phương của lối đi thổi khí lạnh xuống đầu các Rack (phù hợp với phương hút gió của thiết bị), 02 điều hoà chạy chuyển tiếp theo thời gian định trước. Thang cáp trong được lắp phía dưới của lỗ Feeder và được bắt thẳng bằng Bulong M8 bằng bộ gá lên vách tạo thành kết cầu khung trong của Shelter. Từ sàn đến máng cáp là 2150mm. Từ máng cáp đến nóc còn 400/300mm (mái nghiêng 50mm) hoàn toàn đủ để thao tác và chứa phần cáp. Khối thể tích tối ưu (2470x2400x2400) giúp cho tiết kiêm năng lượng tối đa khi làm mát, đặc biết khi mất điện AC chạy quạt DC.

• Kích thước 2400x2400 đối với sàn Shelter cũng đã được tính toán tối ưu vể khả năng chịu lực (1150Kg/m2, tổng tải trọng lên đến 3600Kg/Shelter) của các thanh dầm, cũng như các tấm đáy, nếu dài hơn thì sẽ phải thêm chân đế cố định ở giữa và điều này rất khó trong thi công móng và lắp đặt Shelter.

• Chiều cao của cả Shelter 2700mm (Kích thước bao ngoài) cũng là chiều cao tối ưu để đảm bảo được kích thước trong, và đặc biệt có ý nghĩa trong việc giảm thiểu vướng vào dây co của cột.

• Kích thước trên đây được thiết kế dựa trên những tối ưu về kinh tế cũng như kỹ thuật, đặc biệt đã được các các công ty viễn thông sử dụng (như Viettel, G-Tel, EVN Telecom, VNPT) và đã trải qua thử nghiệm, đã được đánh giá là tối ưu, phù hợp với điều kiện Việt Nam (Tổng số trạm 3C sản xuất và cung cấp trong năn 2007, 2008, 2009 cho các mạng trên khoảng 5000, và hiện thời vẫn đang thực hiện tiếp cho cả 04 mạng).

• Việc lựa chọn kính thước trạm trên mặt đất cũng như trên nóc nhà đồng nhất cũng rất quan trọng giúp ta chuẩn hoá các thiết bị và phụ kiện đi kèm của một trạm BTS.

• Các trạm tích hợp BTS và truyền dẫn (Trạm HUB), chúng tôi thiết kế giữ nguyên chiều rộng và chiều cao, chỉ tăng chiều dài lên 50%.

• Tuy nhiên mọi kích thước đều có thể sản xuất được, nhưng sẽ gây nên những lãng phí về vật chất, mà điều quan trọng là khó khăn cho lắp đặt, thuê chỗ tốn kém, cũng như gặp những phản ứng mạnh hơn từ khu dân cư lắp đặt (về nguyên tắc càng nhỏ gọn cáng tốt), ngoài ra các trạm 3C thiết kế đều có thể tháo ra và lắp lại được nhiều lần giải quyết việc di dời vị trí không phải phá bỏ.

• Việc lựa chọn trạm hình vuông giải quyết hầu hết các khó khăn về địa hình vì có thể tuỳ biến cả 4 hướng đối với cửa Shelter, lỗ Feeder, cục nóng điều hoà nhiệt độ.

• Các thiết bị và phụ kiện đi kèm cũng được chúng tôi tiêu chuẩn hoá đủ đáp ứng nhu cầu tối đa của một trạm BTS (Xem trong bảng kê danh mục phụ kiện), việc này đặc biệt có ý nghĩa trong việc bảo hành, bảo trì, mua phụ kiện thay thế, định mức chi phí dịch vụ duy trì hoạt động của trạm.


Bạn có thể xem thêm về các loại Shelter và các thông số kỹ thuật của sản phẩm tại đây.


Lưu ý: Hướng dẫn này được viết dựa trên tiêu chuẩn và yêu cầu sản xuất chung. Sản phẩm thực tế có thể khác một số chi tiết với mô tả. Quý khách hàng nên liên hệ với Bộ phận kinh doanh của 3C Electric để được tư vấn đầy đủ trước khi mua hàng.


Thông tin liên hệ: Bộ phận kinh doanh 3C Electric

Địa chỉ: Số 6 Láng Hạ – Ba Đình – Hà Nội
Tel: (04) 3831.2695 – máy lẻ 44
Fax: (04) 3831.1925
Hotline: Mr. Thắng – 0977.773.633


(Nguồn: E-Commerce Dept - 3CE)